image banner
Gian nan trong ngăn chặn tảo hôn ở Pa Cheo
Lượt xem: 340
Gần tết Nguyên đán vừa qua, Đoàn Thanh niên xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) phối hợp với Trường PTDT bán trú THCS Pa Cheo tổ chức chương trình tuyên truyền phòng, chống tảo hôn với học sinh ở khối lớp 8, lớp 9. Bên cạnh nội dung tuyên truyền miệng, các em còn được xem những phóng sự truyền hình để hiểu rõ hơn hệ lụy mà tình trạng tảo hôn gây ra.

Bí thư Đoàn xã Lý A Hử (ngoài cùng bên phải) tuyên truyền phòng, chống tảo hôn cho đoàn viên, học sinh trên địa bàn

Em Lý Thị Sinh, 13 tuổi ở thôn Séo Pa Cheo cho biết: Thông qua hoạt động này giúp em hiểu rõ hơn về tảo hôn và những hệ lụy của nó. Với những thông tin có được, em nhận thấy không nên kết hôn khi chưa đủ tuổi bởi bản thân chưa sẵn sàng, chưa đủ sức khỏe, cuộc sống rất khó khăn, trở ngại. Em mong sau khi tốt nghiệp THCS sẽ tiếp tục học lên để có cơ hội thay đổi cuộc sống.

Để buổi tuyên tuyền đạt hiệu quả, Bí thư Đoàn xã Lý A Hử phải chuẩn bị chu đáo các nội dung, diễn đạt sao cho dễ nghe, dễ hiểu bằng cả tiếng phổ thông và tiếng Mông. Theo anh Hử, việc sử dụng những hình ảnh, phóng sự truyền hình sinh động phản ánh hệ lụy của tình trạng tảo hôn với những đứa trẻ sinh ra không khỏe mạnh, cuộc sống gia đình đói nghèo quanh năm giúp đoàn viên, học sinh dễ tiếp cận và dễ thuyết phục. Hoạt động này tiếp tục được Đoàn Thanh niên xã phối hợp với nhà trường đẩy mạnh tổ chức, góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh tảo hôn trong dịp nghỉ dài ngày.

Dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán, ở một số khu vực vùng cao luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng tảo hôn khiến cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lo lắng. Tại Pa Cheo cũng không ngoại lệ khi đây là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát, với 624 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông, sinh sống ở 5 thôn. Đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhận thức của bà con còn hạn chế, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 77,24%.

Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn trên địa bàn vẫn xảy ra và là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương. Năm 2020, trên địa bàn xã có 20 trường hợp tảo hôn. Tình trạng này có xu hướng giảm trong năm 2021, với 13 trường hợp tảo hôn. Ngay khi nhận được thông tin về các cặp đôi tảo hôn, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân dừng tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, việc này vẫn khó đánh giá hiệu quả bởi nhận thức và ý thức của người dân chưa cao, khi cán bộ thôn, xã đến, các cặp đôi tách ra, người nào về nhà người nấy, nhưng khi cán bộ đi, có trường hợp lại về sống với nhau như vợ chồng.

Với địa phương đặc thù như Pa Cheo, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, năm nào xã cũng tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh (đặc biệt là học sinh cuối cấp THCS), người dân trên địa bàn. Đối với mỗi nhóm đối tượng, cách thức và nội dung tuyên truyền được lựa chọn, áp dụng linh hoạt, nhưng đều hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ông Phàn A Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Pa Cheo cho rằng, phòng, chống tảo hôn là nhiệm vụ quan trọng và còn nhiều gian nan, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, Đảng ủy xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, nhà trường tuyên truyền, giáo dục để người dân, đặc biệt là học sinh cuối cấp THCS.

Ở mỗi thôn, bên cạnh thông tin được truyền đạt trong các cuộc họp, các thôn đều đưa nội dung phòng, chống tảo hôn vào quy ước. Đồng thời, các tổ chức, đoàn thể của thôn thường xuyên nắm tình hình, khi có thông tin về trường hợp tảo hôn sẽ báo cáo chính quyền địa phương can thiệp kịp thời.

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông, ông mai, bà mối đóng vai trò quan trọng, là “người làm lý” để chứng nhận lứa đôi nên vợ, thành chồng. Hiểu rõ điều này, xã Pa Cheo quan tâm, phát huy vai trò của các ông mai, bà mối trên địa bàn trong phòng, chống tảo hôn. Xã tuyên truyền, vận động và yêu cầu 13 ông mai, bà mối trên địa bàn không tổ chức nghi lễ cho các cặp đôi khi chưa đủ tuổi kết hôn, đồng thời giải thích để người dân hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng cuộc sống ấm no.

Dù còn nhiều gian nan trong “cuộc chiến” chống tảo hôn, nhưng xã Pa Cheo vẫn nỗ lực triển khai các giải pháp, bởi đẩy lùi hủ tục này cũng đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống, trên địa bàn.

Em Lý Thị Sinh, 13 tuổi ở thôn Séo Pa Cheo cho biết: Thông qua hoạt động này giúp em hiểu rõ hơn về tảo hôn và những hệ lụy của nó. Với những thông tin có được, em nhận thấy không nên kết hôn khi chưa đủ tuổi bởi bản thân chưa sẵn sàng, chưa đủ sức khỏe, cuộc sống rất khó khăn, trở ngại. Em mong sau khi tốt nghiệp THCS sẽ tiếp tục học lên để có cơ hội thay đổi cuộc sống.

Để buổi tuyên tuyền đạt hiệu quả, Bí thư Đoàn xã Lý A Hử phải chuẩn bị chu đáo các nội dung, diễn đạt sao cho dễ nghe, dễ hiểu bằng cả tiếng phổ thông và tiếng Mông. Theo anh Hử, việc sử dụng những hình ảnh, phóng sự truyền hình sinh động phản ánh hệ lụy của tình trạng tảo hôn với những đứa trẻ sinh ra không khỏe mạnh, cuộc sống gia đình đói nghèo quanh năm giúp đoàn viên, học sinh dễ tiếp cận và dễ thuyết phục. Hoạt động này tiếp tục được Đoàn Thanh niên xã phối hợp với nhà trường đẩy mạnh tổ chức, góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh tảo hôn trong dịp nghỉ dài ngày.

Dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán, ở một số khu vực vùng cao luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng tảo hôn khiến cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lo lắng. Tại Pa Cheo cũng không ngoại lệ khi đây là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát, với 624 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông, sinh sống ở 5 thôn. Đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhận thức của bà con còn hạn chế, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 77,24%.

Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn trên địa bàn vẫn xảy ra và là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương. Năm 2020, trên địa bàn xã có 20 trường hợp tảo hôn. Tình trạng này có xu hướng giảm trong năm 2021, với 13 trường hợp tảo hôn. Ngay khi nhận được thông tin về các cặp đôi tảo hôn, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân dừng tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, việc này vẫn khó đánh giá hiệu quả bởi nhận thức và ý thức của người dân chưa cao, khi cán bộ thôn, xã đến, các cặp đôi tách ra, người nào về nhà người nấy, nhưng khi cán bộ đi, có trường hợp lại về sống với nhau như vợ chồng.

Với địa phương đặc thù như Pa Cheo, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, năm nào xã cũng tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh (đặc biệt là học sinh cuối cấp THCS), người dân trên địa bàn. Đối với mỗi nhóm đối tượng, cách thức và nội dung tuyên truyền được lựa chọn, áp dụng linh hoạt, nhưng đều hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ông Phàn A Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Pa Cheo cho rằng, phòng, chống tảo hôn là nhiệm vụ quan trọng và còn nhiều gian nan, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, Đảng ủy xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, nhà trường tuyên truyền, giáo dục để người dân, đặc biệt là học sinh cuối cấp THCS.

Ở mỗi thôn, bên cạnh thông tin được truyền đạt trong các cuộc họp, các thôn đều đưa nội dung phòng, chống tảo hôn vào quy ước. Đồng thời, các tổ chức, đoàn thể của thôn thường xuyên nắm tình hình, khi có thông tin về trường hợp tảo hôn sẽ báo cáo chính quyền địa phương can thiệp kịp thời.

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông, ông mai, bà mối đóng vai trò quan trọng, là “người làm lý” để chứng nhận lứa đôi nên vợ, thành chồng. Hiểu rõ điều này, xã Pa Cheo quan tâm, phát huy vai trò của các ông mai, bà mối trên địa bàn trong phòng, chống tảo hôn. Xã tuyên truyền, vận động và yêu cầu 13 ông mai, bà mối trên địa bàn không tổ chức nghi lễ cho các cặp đôi khi chưa đủ tuổi kết hôn, đồng thời giải thích để người dân hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng cuộc sống ấm no.

Dù còn nhiều gian nan trong “cuộc chiến” chống tảo hôn, nhưng xã Pa Cheo vẫn nỗ lực triển khai các giải pháp, bởi đẩy lùi hủ tục này cũng đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống, trên địa bàn./.

Theo Báo Lào Cai điện tử

1 2 3 




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập